Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai

Date27/04/2018 | 10:24

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ NHÀ Ở Kiến thức của bạn      Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai Kiến thức của luật sư Cơ sở pháp lý Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. […]

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ NHÀ Ở
Kiến thức của bạn

     Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở hình thành trong tương lai

Kiến thức của luật sư

Cơ sở pháp lý

Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.
Nội dung kiến thức xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở
     Việc xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là nhà ở của hộ gia đình, cá nhân mua các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 6 thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT như sau:

     1. Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai
     Nếu chủ đầu tư chưa bàn giao nhà ở cho bên thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp hoặc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cho bên thứ ba theo thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trong trường hợp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp, tổ chức tín dụng là bên nhận thế chấp phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm.

     Nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở cho bên thế chấp nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên mua nhà ở trong trường hợp nhà ở được bán để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.


Xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở

     2. Xử lý tài sản thế chấp là nhà ở xã hội hình thành trong tương lai
     Nếu chủ đầu tư chưa bàn giao nhà ở cho bên thế chấp thì bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng mua bán nhà ở với bên thế chấp để bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

     Nếu chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở cho bên thế chấp nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì bên nhận thế chấp phối hợp với chủ đầu tư bán lại nhà ở đó cho đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.

     3. Thủ tục chuyển quyền sở hữu sau khi xử lý tài sản bảo đảm
     Trường hợp bán tài sản bảo đảm để xử lý nợ, bên thế chấp phải ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán với bên mua tài sản thế chấp. Nếu bên bảo đảm không tự nguyện ký, bên nhận bảo đảm có quyền ký hợp đồng nhưng phải kèm theo bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công chứng, chứng thực.

     Việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản được thực hiện đồng thời với việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

Trong trường hợp có văn bản đồng ý của bên nhận bảo đảm thì bên bảo đảm có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trước khi xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản đó.
Hồ sơ đề nghị chỉnh lý biến động về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản bảo đảm được nộp đồng thời với hồ sơ yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm để cơ quan có thẩm quyền đăng ký thực hiện việc chỉnh lý biến động đồng thời với xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi

Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thị Yến
Ls. Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Tiến Hoàng
Nguyễn Tiến Hoàng
Ý kiến phản hồi -
Tên của bạn
Điện thoại
Email
Địa chỉ