CÁC KÝ HIỆU VỀ ĐẤT Kiến thức của bạn: Kính thưa luật sư, đất có ký hiệu là SKK là thuộc loại đất gì? Mong luật sư giải đáp thắc mắc. Kiến thức của Luật sư: Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho […]
CÁC KÝ HIỆU VỀ ĐẤT
Kiến thức của bạn:
Kính thưa luật sư, đất có ký hiệu là SKK là thuộc loại đất gì? Mong luật sư giải đáp thắc mắc.
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật đất đai 2013;
Nội dung tư vấn về các ký hiệu về đất:
1. Tại sao lại có các ký hiệu về đất?
Như chúng ta đã biết, đất đai có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, mỗi một diện tích đất sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau. Do đó, việc phân chia và gọi tên các diện tích đất cũng phải dễ hiểu và dễ nhớ để thuận tiện cho vấn đề quản lý đất đai của nhà nước cũng như thống nhất cách hiểu. Từ đó, sử dụng đúng mục đích, tuân thủ đúng nguyên tắc bảo vệ đất. Tuy nhiên, việc có quá nhiều loại đất và cách sử dụng đất nên phải có một bản hệ thống các ký hiệu về đất để có thể sử dụng đồng bộ và thống nhất trên cả nước.
Các ký hiệu về đất
2. Các ký hiệu về đất
Đối với việc dựa vào mục đích sử dụng đất thì sẽ có các ký hiệu khác nhau. Tuy rằng thông tư 08/2007/TT-BTNMT đã hết hiệu lực xong chúng ta vẫn có thể tham khảo một số ký hiệu về đất. Sau đây là một số ký hiệu về đất thường gặp:
Đất nông nghiệp – NNP: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Đất trồng lúa – LUA: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính.
Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.
Đất trồng cây hàng năm – CHN: là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm; kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm – CLN: là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch; kể cả loại cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,v.v.
Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê theo các mục đích là nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích phụ thì thống kê theo cả hai mục đích phụ đó). Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
Đất ở – OTC: là đất xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tạm thời xác định diện tích đất ở bằng hạn mức giao đất ở mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở còn phải thống kê theo mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại thành thị.
Đất khu công nghiệp – SKK: là đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất.
Đất quốc phòng – CQP: là đất sử dụng vào mục đích quốc phòng bao gồm: đất sử dụng làm nơi đóng quân của quân đội; đất sử dụng làm căn cứ quân sự; đất sử dụng làm công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng; đất sử dụng là ga, cản quân sự, đất xây dựng công trình công nghiệp, khoa học, kỹ thuật phục vụ quốc phòng; đất sử dụng làm kho tàng quân sự, đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí, nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng, làm nhà công vụ của quân đội; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do quân đội quản lý và đất sử dụng xây dựng các công trình quốc phòng khác do Chính phủ quy định.
Trường hợp đất quốc phòng được phép kết hợp sử dụng các mục đích phụ gồm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì ngoài việc thống kê vào mục đích quốc phòng còn phải thống kê theo mục đích phụ là sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Tin liên quan