Thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư tại Việt Nam dành cho người nước ngoài?
Câu hỏi 8: Tôi là người nước ngoài (quốc tịch Trung Quốc) muốn đầu tư vào Việt Nam thì tôi thuộc diện phải xin giấy phép đầu tư không? Thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư tại Việt Nam như thế nào?
A, Cơ sở pháp lý:
Luật đầu tư 2014
B, Luật sư trả lời:
Thứ nhất, các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2014 thì các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài.
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam và hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thứ hai, cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Theo quy định tại Điều 38 Luật đầu tư 2014 thì các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
- Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế đối với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
+ Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành đối với các dự án đầu tư sau:
+ Dự án đầu thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố;
+ Dự án đầu tư thực hiện đồng thời trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
3. Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm những gì?
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BBC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC.
Ngoài ra, tùy từng dự án đầu tư khác nhau sẽ phải cung cấp một trong các tài liệu sau:
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.
- Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).
4. Đến với Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Hà Thị, khách hàng cần cung cấp giấy tờ gì để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư;
- Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Văn bản chứng minh quyền sử dụng trụ sở và địa điểm thực hiện dự án (hợp đồng thuê trụ sở);
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế:
- Bản sao có hợp pháp hoá lãnh sự giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu của người đại diện nhà đầu tư;
Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất của nhà đầu tư;
Câu hỏi tương tự liên quan:
- Thủ tục xin cấp Giấy đăng kí thành lập doanh nghiệp.
- Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh.
Câu hỏi 2: Tôi có thắc mắc mong được luật sư giải đáp giúp. Luật sư cho hỏi, người nước ngoài có được mua nhà đất tại Việt Nam không? Nếu được thì có cần điều kiện gì và hồ sơ thủ tục ra sao?
Trả lời:
Trong quy định của Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài nếu có dự án đầu tư có quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
Theo quy định tại điều 5 Luật Đất đai 2013 thì: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài chỉ có quyền sở hữu nhà ở dưới 2 hình thức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, bạn của bạn sẽ được sở hữu nhà ở nếu có đủ giấy tờ chứng minh đối tượng và đáp ứng điều kiện được sở hữu nhà quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.”
Khoản 2, Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở thì: "Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này".
Như vậy, người nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.
Câu hỏi tương tự liên quan:
- cá nhân là người nước ngoài có được sở hữu đất tại Việt Nam không?
- Tư vấn đứng tên thay người nước ngoài khi mua đất tại Việt Nam…
Tin liên quan