Thủ tục xin giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại việt nam

Date18/05/2021 | 10:09

Câu hỏi: Chúng tôi là nhà thầu nước ngoài, có trụ sở chính tại Hồng Kông. Sắp tới, chúng tôi có thầu xây dựng một dự án trong khu công nghiệp tại Hải Dương, Việt Nam. Chúng tôi không biết là chúng tôi cần phải đảm bảo những điều kiện gì và cần phải tiến hành xin các loại giấy phép nào để thực hiện các hoạt động xây dựng này?

 

Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Hà Thị. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và trả lời cụ thể như sau:
I. Căn cứ pháp lý:
- Luật xây dựng 2020 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- NĐ 15/2021/NĐ-CP  quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- NĐ 35/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng
- NĐ 100/2018 NĐ CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng. 
- Thông tư 08/2018/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
- Thông tư 14/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại việt nam
II. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng 
Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Xây dựng năm 2014 quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng: “Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động”.
Khoản 13 Điều 2 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng: “Văn phòng điều hành là văn phòng của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động tại địa phương có công trình xây dựng để thực hiện nhiệm vụ nhận thầu sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng. Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thể khi hết hiệu lực của hợp đồng.”
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 08/2018/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam: “Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Thông tư này khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam”.
Như vậy, để hoạt động xây dựng tại Việt Nam công ty bạn phải được cấp giấy phép hoạt động xây dựng và thành lập văn phòng điều hành tại Đà Nẵng (PMO).
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài được cấp phép hoạt động xây dựng
Theo đó, điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài được cấp phép hoạt động xây dựng khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 103 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP:
“1. Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư/nhà thầu chính (phụ).

2. Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

3. Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.” 
Thời gian thực hiện: 25 ngày làm việc (Điều 6 Thông tư 14/2016/TT-BXD).
Thành lập Văn phòng điều hành
 Sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm lập Văn phòng Điều hành tại nơi có dự án; đăng ký địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài Khoản, mã số thuế của Văn phòng Điều hành.
Đối với các hợp đồng thực hiện lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành tại nơi đăng ký trụ sở của chủ dự án.
Đối với hợp đồng thực hiện thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình đi qua nhiều tỉnh, nhà thầu nước ngoài có thể lập Văn phòng Điều hành tại một địa phương có công trình đi qua để thực hiện công việc.
Sau khi thực hiện xong việc đăng ký các nội dung của Văn phòng Điều hành, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Xây dựng nơi lập văn phòng Điều hành, Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan. Trường hợp thay đổi các thông tin của Văn phòng Điều hành, nhà thầu nước ngoài phải thông báo cho các cơ quan này biết.
Thời gian: 5 ngày làm việc
III. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp
 Đăng ký văn phòng điều hành công trình của Nhà thầu nước ngoài (Theo Công văn 438/BXD-Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng đối với tổ chức (nhà thầu nước ngoài) (Điều 4 Thông tư 14/2016/TT-BXD)
Nhà thầu nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tới cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng gồm:
1. Bản sao văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
2. Bản sao giấy phép thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp hoặc nơi mà nhà thầu đang thực hiện dự án cấp.
3. Bản sao biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu theo mẫu và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nhà thầu nhận thực hiện gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).
4. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện.
Trường hợp khi dự thầu hoặc chọn thầu chưa xác định được thầu phụ, khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải có hợp đồng với thầu phụ Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận của chủ đầu tư và bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu phụ Việt Nam.
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.
Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được làm bằng tiếng Việt. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phát sinh trong cùng một năm thì hồ sơ không cần thiết phải bao gồm các tài liệu nêu tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Trên đây là thủ tục xin giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 097468619 hoặc qua email, wechat, zalo để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Hà Thị.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi

Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Hà Ngọc Hạ
LS. Đỗ Văn Tuấn
LS. Đỗ Văn Tuấn
LS. Nguyễn Phương Anh
LS. Nguyễn Phương Anh
LS. Mai Đức Đông
LS. Mai Đức Đông
Chuyên viên Hoàng Phương Châm
Chuyên viên Hoàng Phương Châm
Chuyên viên Hồ Phương Thảo
Chuyên viên Hồ Phương Thảo
Ý kiến phản hồi -
Tên của bạn
Điện thoại
Email
Địa chỉ