Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Date22/03/2018 | 14:46

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ đang ngày càng phát triển và được chú trọng, trong đó mối quan hệ nuôi con nuôi ngày càng được thu hút, nhất là đối với trường hợp nhận con nuôi nước ngoài. Vậy nhận con nuôi ở đâu? Người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam như thế nào và thủ tục nhận nuôi con ở Việt Nam ra sao.

Nhận thấy nhu cầu tư vấn của quý khách hàng, công ty Hà Thị Law xin tư vấn về thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:

 

Về căn cứ pháp lý:

Luật nuôi con năm 2010

Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi

1. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật con nuôi quy định Điều kiện đối với người nhận con nuôi trong nước.

Cần thuộc một trong các trường hợp như sau:

Trường hợp 01: người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Trường hợp 2: người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

- Là cha dượng, mẹ kế, là cô, cậu, dì, chú, bác ruột, có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

- Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ nhận con nuôi

2.1 Hồ sơ của người nhận con nuôi

- Đơn xin nhận con nuôi (do người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài lập)

- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con 2010. 

Các giấy tờ, tài liệu sau do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận và phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2.2  Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

3. Trình tự, thủ tục

Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 này thì có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp để kiểm tra và xử lý hồ sơ theo quy định Điều 34 Luật Nuôi con nuôi 2010  Điều 34 Luật Nuôi con nuôi 2010  trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Lưu ý: Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trên đây là thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số #0987468619 hoặc qua email, wechat, zalo để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Hà Thị.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!.

 

 

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi

Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Hà Ngọc Hạ
LS. Đỗ Văn Tuấn
LS. Đỗ Văn Tuấn
LS. Nguyễn Phương Anh
LS. Nguyễn Phương Anh
LS. Mai Đức Đông
LS. Mai Đức Đông
Chuyên viên Hoàng Phương Châm
Chuyên viên Hoàng Phương Châm
Chuyên viên Hồ Phương Thảo
Chuyên viên Hồ Phương Thảo
Ý kiến phản hồi -
Tên của bạn
Điện thoại
Email
Địa chỉ