Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Date17/11/2023 | 16:23

Hiện nay, xu hướng kết hôn với nước ngoài ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với xu hướng kết hôn, thì ly hôn có yếu tố nước ngoài lại là một trong những chủ đề nóng hiện nay, do có khá nhiều thắc mắc về vấn đề này, chính vì vậy Hà Thị Law xin giải đáp một số thắc mắc như sau:

Về căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

 1. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

Ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

Ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.

Ly hôn giữa công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn hai bên vợ chồng không có nơi thường trú chung;

Ly hôn mà có con cái hoặc tài sản đang ở nước ngoài.

2. Quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

Việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, cụ thể là theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 và các văn bản liên quan.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

Theo Khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu vụ việc ly hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng có cùng cư trú ở khu vực biên giới với nước Việt Nam thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.

Đối với từng trường hợp ly hôn thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định, cụ thể như sau:

3.1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài

Tại Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi một trong các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cư trú, làm việc.

Như vậy, trường hợp ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài thì vợ hoặc chồng có thể nộp hồ sơ  đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng cư trú, làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

3.2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài

Căn cứ quy định tại Điều 35; Điều 37; Điều 39; Điểm c Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

Trường hợp bị đơn có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú; làm việc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mình cư trú; làm việc để giải quyết tranh chấp.

Như vậy, trường hợp này bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mà bạn cư trú; làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

 4. Trình tự thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

4.1. Chuẩn bị hồ sơ

Để thực hiện việc ly hôn có yếu tố nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn bao gồm:

Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của Tòa án).

Đây là giấy tờ quan trọng thể hiện mong muốn của các bên vợ chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này.

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương sử dụng Mẫu đơn khởi kiện ly hôn.

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, bạn sử dụng Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có đầy đủ chữ ký của hai vợ chồng.

Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì xin trích lục bản sao giấy khai sinh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Nếu hai bên đã thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo pháp luật nước ngoài mà muốn ly hôn tại Việt Nam thì trước đó cần đảm bảo đã tiến hành thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền để quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp mới có thể nộp đơn xin ly hôn.

Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao công chứng/chứng thực).

Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).

Các giấy tờ, tài liệu chứng minh về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm,… nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng

Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;

Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

4.2. Nộp hồ sơ có Tòa án có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ xin ly hôn như đã nêu ở trên, vợ, chồng nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Người nộp hồ sơ, có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ bao gồm nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

4.3. Tòa án nhận đơn, thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán để xem xét hồ sơ.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì Thẩm phán thông báo cho các đương sự sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, đương sự có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ.

Hết thời hạn quy định mà các bên không sửa đổi, bổ sung đơn xin ly hôn thì Thẩm phán trả lại đơn cùng các tài liệu và chứng cứ kèm theo.

Nếu xét thấy hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì thông báo cho đương sự về việc nộp tạm ứng lệ phí giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Nếu đã đủ điều kiện thụ lý, Tòa án phải gửi thông báo thụ lý về việc giải quyết vấn đề ly hôn, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải trong văn bản thông báo thụ lý cho các đương sự.

4.4. Chuẩn bị xét xử, giải quyết yêu cầu ly hôn

Trong giai đoạn giải quyết vấn đề ly hôn này, Tòa án sẽ tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin và tiến hành phiên tiếp cận, giao nộp chứng cứ và mở phiên hòa giải.

Các tình huống có thể xảy ra như sau:

Nếu hòa giải thành, hai bên vợ chồng thống nhất đoàn tụ thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài của họ.

Trong trường hợp hai vợ chồng không đoàn tụ nhưng thỏa thuận được với nhau về vấn đề ly hôn, nuôi con và chia tài sản, sau 7 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành mà các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

4.5. Mở phiên tòa/phiên họp giải quyết yêu cầu ly hôn

Phiên tòa xét xử được mở không quá 01 tháng kể từ thời điểm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tại phiên tòa hoặc phiên họp giải quyết, Thẩm phán xem xét yêu cầu của các bên và các vấn đề liên quan để đưa ra phán quyết cuối cùng.

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài, thời gian giải quyết sẽ kéo dài khoảng từ 09 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án theo quy định tại Khoản 2 điều 476 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 476 Bộ Luật này, trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thời gian tiến hành tố tụng khoảng từ 06 đến 08 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý giải quyết việc dân sự.

Như vậy có thể thấy rằng, thời gian giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ kéo dài hơn nhiều so với các trường hợp ly hôn trong nước thông thường.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số #0987468619 hoặc qua email, wechat, zalo để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Hà Thị

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!.

 

 

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi

Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Hà Ngọc Hạ
LS. Đỗ Văn Tuấn
LS. Đỗ Văn Tuấn
LS. Nguyễn Phương Anh
LS. Nguyễn Phương Anh
LS. Mai Đức Đông
LS. Mai Đức Đông
Chuyên viên Hoàng Phương Châm
Chuyên viên Hoàng Phương Châm
Chuyên viên Hồ Phương Thảo
Chuyên viên Hồ Phương Thảo
Ý kiến phản hồi -
Tên của bạn
Điện thoại
Email
Địa chỉ