Thành lập địa điểm Kinh Doanh Công ty 2023

Date15/12/2023 | 15:41

Địa điểm kinh doanh là địa điểm mà doanh nghiệp mở rộng ra để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của mình. Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Vậy quy trình thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào, thủ tục ra sao thì dưới đây Hà Thị Law sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin nhất định.

1. Địa điểm kinh doanh

Theo điều 3 khoản 44 Luật doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

- Triển khai kinh doanh các ngành nghề ghi nhận trên Giấy chứng chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.

- Thực hiện chức năng văn phòng giao dịch, thông tin liên lạc của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (Nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).

Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thành lập phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Địa điểm kinh doanh có thể gọi tùy theo chức năng của nó như:

- Văn phòng điều hành, văn phòng giao dịch của công ty để giao dịch, xúc tiến hợp đồng, mua bán hàng hóa, bảo hành hàng hóa,...

- Kho chứa hàng, xưởng sản xuất hay địa điểm kinh doanh có các chức năng hỗ trợ sản xuất, lưu trữ hàng hóa.

Địa điểm kinh doanh được khá nhiều các doanh nghiệp mở ra để phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc cung ứng dịch vụ, địa điểm kinh doanh có một số ưu điểm vượt trội như sau: 

- Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Trường hợp địa điểm kinh doanh cùng tỉnh có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh;

- Địa điểm kinh doanh được thành lập tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước và độc lập so với trụ sở công ty.

- Khi chấm dứt địa điểm kinh doanh: Trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu muốn kinh doanh lại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục rất gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở; không phải làm các thủ tục chốt thuế hay trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, Văn phòng đại diện.

2. Quy định về tên địa điểm kinh doanh

Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên địa điểm kinh doanh như sau:

- Tên địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”

+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

- Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

- Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức.

Nơi đặt địa điểm kinh doanh:

- Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

- Căn cứ tại Nghị định mới quy định địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ở tỉnh thành cùng hoặc khác với trụ sở chính.

3. Điều kiện mở địa điểm kinh doanh hợp pháp

Để thành lập một địa điểm kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề pháp lý như:

Để thành lập một địa điểm kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề pháp lý như sau:

  • Về địa điểm: địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư, nhà tập thể, nhà không sử dụng cho mục đích văn phòng, thương mại.
  • Về người đứng đầu : Người đứng đầu địa điểm kinh doanh được bổ nhiệm hợp pháp và có trình độ quản lý khi địa điểm kinh doanh có triển khai kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

4. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Theo Điều 45 Luật doanh nghiệp 2020 và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP trình tự, thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh được quy định như sau:

Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT:

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.

+ Trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thì thông báo địa điểm kinh doanh do người đứng đầu chi nhánh ký.

- Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;

- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ

Trình tự thông báo lập địa điểm kinh doanh:

Trước hết: Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh, hủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được thực hiện qua hình thức đăng ký qua mạng điện tử và nhận kết quả thông qua hình thức chuyển phát bưu chính.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

 - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau.

+  Ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo đúng quy định;

+ Có địa chỉ địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Sau khi nhận được giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh, địa điểm kinh doanh tiến hành:

+ Treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh.

+ Kê khai và đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

+ Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế quản lý của địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh (nếu khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ).

5. Các khoản thuế phải nộp sau khi đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

- Thuế môn bài: Trong năm 2023 nếu doanh nghiệp mới thành lập công ty, sau đó trong năm đầu doanh nghiệp thành lập thêm các địa điểm kinh doanh thì sẽ được miễn thuế môn bài cho công ty và địa điểm kinh doanh được thành lập trong năm 2023. Trường hợp công ty thành lập trước năm 2023 nhưng năm 2023 có thành lập địa điểm kinh doanh mới thì không được miễn thuế môn bài của địa điểm kinh doanh năm 2023.

Từ năm sau trở đi, địa điểm kinh doanh có địa điểm kinh doanh phải thực hiện đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

- Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.

- Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;

- Thuế giá trị gia tăng:

Nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng sẽ phụ thuộc vào trụ đặt đặt địa chỉ kinh doanh, cụ thể như sau:

+ Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

+ Nếu địa điểm khác tỉnh thì phát sinh hoạt động kinhh doanh cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

+ Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hoá đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hoá đơn của từng địa điểm kinh doanh, kê khai; nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa phương

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty mẹ thì dù phát sinh hay không phát sinh hoạt động kinh doanh thì đều kê khai và nộp thuế tại công ty mẹ và không cần mua chứ kỹ số độc lập cho địa điểm kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ bài viết liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh 2023, mọi thắc mắc vui lòng quý khách hàng liên hệ với hotline/zalo #0987468619 !

Trân trọng!

 

 

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi

Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thị Yến
Ls. Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Tiến Hoàng
Nguyễn Tiến Hoàng
Ý kiến phản hồi -
Tên của bạn
Điện thoại
Email
Địa chỉ