HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT
Kiến thức của bạn:
Hành vi vi phạm quyền tác giả và quy định xử phạt
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2014
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
Nghị định 85/2011/NĐ-CP sửa bỏi, bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP
Nghị định 131/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Hành vi vi phạm quyền tác giả
1 Hành vi vi phạm quyền tác giả gồm các hành vi như sau:
Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
Hành vi vi phạm quyền tác giả
Ví dụ: Một người nếu lấy phần nhạc của người khác, chỉnh sửa lại lời mà không xin phép tác giả là hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả có quyền yêu cầu người đó phải gỡ bỏ bài hát của mình hoặc phải xin phép và trả tiền thù lao hợp lý cho tác giả, khởi kiện hoặc nhờ pháp luật can thiệp. Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quyền tác giả
Thẩm quyền: Thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP gồm nhiều cơ quan ban ngành khác nhau như: Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch và Thanh tra chuyên ngành khác, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường.
Một số hành vi vi phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý hành chính, ví dụ như:
Điều 8. Hành vi vận chuyển, tàng trữ hàng hóa sao chép lậu
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ hàng hóa được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Nghị định 131/2013/NĐ-CP đã quy định chi tiết các mức phạt tương ứng với từng hành vi vi phạm quyền tác giả như nêu trên. Ngoài ra, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả cần thiết, phù hợp