Tranh chấp nhãn hiệu là một trong những loại tranh chấp phức tạp trong hoạt động kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay. Để phòng ngừa rủi ro và nhằm tránh phát sinh tranh chấp, cá nhân/doanh nghiệp nên tiến hành đăng ký thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Và dưới đây là bài viết liên quan đến thủ tục
Về căn cứ pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ 2005
Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ sở hữu
1. Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ tự tạo, từ có nghĩa, logo hoặc kết hợp cả logo và chữ viết.
2. Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Dựa trên cơ sở cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019). Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc một cá nhân hoặc tổ chức tự mình hoặc thông qua Đại diện Sở hữu công nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu do mình sáng tạo ra tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng yêu cầu.
3. Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng màu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác;
Được Cục SHTT cấp bằng bảo hộ độc quyền (trừ trường hợp là Nhãn hiệu nổi tiếng thì được bảo hộ tự động).
4. Lý do phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thứ nhất, là cơ sở pháp lý chứng minh người được cấp văn bằng được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình trong thời hạn bảo hộ như: gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sử dụng và do đó tăng cường vị thế cạnh tranh, có quyền yêu cầu bất kỳ chủ thể nào sử dụng trái phép nhãn hiệu mà mình được cấp văn bằng phải chấm dứt hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có.
Thứ ba, ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của mình đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó mình sẽ không được phép sử dụng nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Thứ tư, là cơ sở để đi đến đàm phán, ký kết các hợp đồng li xăng và nhượng quyền thương mại nhãn hiệu đó, mang lại nguồn lợi nhuận to lớn.
5. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu tránh rủi ro nhằm kiểm tra xem nhãn hiệu của mình có đáp ứng được điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật hay không.
- Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường do chủ đơn tự nộp gồm có: tờ khai, mẫu nhãn hiệu.
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp hoặc được uỷ quyền nộp đơn cho cá nhân/ tổ chức khác cần có: tờ khai, mãu nhãn hiệu, giấy uỷ quyền.
6. Trình tự, thủ tục thẩm định đơn và cấp văn bằng bảo hộ tại Cục SHTT
Thẩm định về mặt hình thức
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 (một) tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Cục SHTT sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,… Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục SHTT sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức. Nếu đơn không đáp ứng điều kiện, Cục SHTT sẽ ra dự định từ chối đơn và đề nghị người nộp đơn sửa đổi, bổ sung và đóng thêm lệ phí. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục SHTT cho đến khi được ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức. Nếu không sửa đổi hoặc sửa đổi không trong thời hạn quy định, Cục SHTT ra thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.
Thẩm định nội dung
Thời hạn thẩm định nội dung: 12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay có thể kéo dài tới 18 tháng do Cục SHTT bị quá tải về việc xử lý đơn). Cục SHTT xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục SHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục SHTT ra dự định từ chối và nêu rõ lý do từ chối; người nộp đơn phải kiểm tra, xem xét và gửi công văn trả lời hoặc khiếu nại quyết định của Cục SHTT, đồng thời đưa ra các căn cứ để yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình. Nếu Cục SHTT đồng ý sẽ ra thông báo cấp văn bằng và yêu cầu nộp lệ phí cấp bằng; nếu không đồng ý sẽ ra thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ.
Cấp, đăng bạ, công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn cấp văn bằng: 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn được 10 năm. Do vậy, nhãn hiệu có thể sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Điều kiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật! Mọi vướng mắc phát sinh xin vui lòng liên hệ với tổng đài qua số hotline/zalo #0987468619 hoặc qua email, wechat, zalo để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Hà Thị
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!