Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng theo pháp luật hiện hành

Date27/04/2018 | 12:06

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng theo pháp luật hiện hành

ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Kiến thức của bạn:

     Em xin hỏi về đặc điểm của thuế giá trị gia tăng là như thế nào? Em xin cảm ơn.

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn,  Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung 2013
Nội dung tư vấn: đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

1. Khái niệm về thuế giá trị gia tăng
     Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 tại Điều 2: “Thuế giá trị gia tăng là thuế thu trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

     Thuế giá trị gia tăng có bản chất là thuế gián thu. Nghĩa là, các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng thực chất người tiêu dùng mới chính là những người phải chịu thuế thông qua giá cả của hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng có thể tác động tới sức mua của công chúng do phần thuế này đã được cấu thành trong giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Thực hiện thuế giá trị gia tăng có thể ảnh hưởng tới các vấn đề tiêu dùng, mức độ lạm phát.

     Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hóa, nhận dịch vụ. Bởi lẽ, thuế giá trị gia tăng cấu thành trong giá bán, sức tiêu dùng của công chúng phụ thuộc vào quan hệ giữa thu nhập với giá cả hàng hóa dịch vụ. Tỷ trọng giữa giá cả và thu nhập của người chịu thuế càng cao, càng làm giảm cơ hội tiêu dùng của công chúng. Nếu xét theo khía cạnh thuế với các chỉ số giá cả, đương nhiên cũng có mối liên quan nhất định. Số tiền thuế giá trị gia tăng trong giá bán làm thay đổi chỉ số giá cả, lạm phát trong những giai đoạn có sự thay đổi về thuế. Xác định mối liên quan giữa loại thuế này với chỉ số giá cả, lạm phát có ý nghĩa đối với nhà lập pháp khi quyết định chính sách thuế suất hợp lí trong những giai đoạn nhất định để đảm bảo khi thực hiện thuế giá trị gia tăng không gây ra những xáo trộn lớn trong dân chúng.


Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
2.1. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 

     Có thể thấy, mọi đối tượng tồn tại trong xã hội dù là tổ chức hay cá nhân, là người có tiền hay người không có tiền… đều phải chi trả thu nhập của chính mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội. Điều đó có nghĩa là mọi đối tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải trả một phần thu nhập do hành vi tiêu dùng của mình. Chính đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng tới sự tác động của pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với đời sống kinh tế, xã hội.

     Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng xã hội. Đối với những trường hợp cần phải khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế đến mức tối đa việc trả tiền thuế từ phần thu nhập ít ỏi của họ do hành vi tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất. Phương án ngược lại được áp dụng đối với trường hợp hạn chế tiêu dùng.

2.2. Thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

     Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ là cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đặc điểm này của thuế giá trị gia tăng còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phải tìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xác định chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế.

2.3. Dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau.

     Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước, khâu nhập khẩu và lưu thông hàng nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã được xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng hóa dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Đây vừa là đặc điểm vừa là ưu việt của thuế giá trị gia tăng so với thuế hàng hóa dịch vụ thông thường mà Việt Nam và nhiều quốc gia đã áp dụng trong giai đoạn trước đây.

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi

Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thị Yến
Ls. Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Tiến Hoàng
Nguyễn Tiến Hoàng
Ý kiến phản hồi -
Tên của bạn
Điện thoại
Email
Địa chỉ