Đã có vợ con thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?

Date27/04/2018 | 14:14

Đã có vợ con thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?

CÓ VỢ CON THÌ CÓ ĐƯỢC HOÃN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Câu hỏi của bạn:

     Mong Luật sư tư vấn giúp em trường hợp này.

     Em có gia đình và em bé mới sinh được hơn 1 tháng thì bị gọi đi nghĩa vụ quân sự, vợ em không có việc làm và con còn nhỏ, em là kinh tế chính trong gia đình, nhưng vừa rồi em trúng tuyển đi nghĩa vụ, em có làm đơn nộp lên nêu hoàn cảnh như vậy, và ở dự bị. Em ra ở trong quân đội dự bị thì em chính thức bị đi nghĩa vụ, do suy nghĩ vợ con không biết sống như thế nào em đã đào ngũ. Vậy mong Luật sư tư vấn giúp em trường hợp của em có được hoãn không và giờ có bị truy tố hình sự không? Cám ơn Luật sư ạ!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!  Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về có vợ con thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự

     1. Có vợ con thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự?

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 140/2015/TT-BQP, tạm hoãn gọi nhập ngũ được áp dụng đối với những công dân sau:

     a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

     b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

     c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

     d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

     đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

     e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

     g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

     Căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, gia đình ban hiện còn vợ và con nhỏ, bạn là lao động chính trong gia đình, tuy nhiên bạn không phải là lao động duy nhất. Chúng tôi nhận thấy bạn không thuộc một trong các trường hợp quy định trên; do đó bạn không thể hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

có vợ con thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự

Có vợ con thì có được hoãn nghĩa vụ quân sự

     2. Đào ngũ có bị truy tố hình sự không?

     Đào ngũ được hiểu là rời bỏ đơn vị một cách trái phép hoặc không có mặt tại đơn vị theo quy định. Điều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: “Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Như vậy tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bạn sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

     Hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự về tội đào ngũ, cụ thể:

     “1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

     a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

     b) Lôi kéo người khác phạm tội;

     c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

     d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

     3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

     a) Trong chiến đấu;

     b) Trong khu vực có chiến sự;

     c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

     d) Trong tình trạng khẩn cấp;

     đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

     Theo đó, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp được quy định trên, tùy vào từng mức độ vi phạm sẽ áp dụng các mức phạt khác nhau. Hành vi rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử lý về tội đào ngũ khi có một trong các yếu tố sau:

  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn vi phạm. Đó là việc:

     * Đã bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của Quân đội và chưa hết thời hạn một năm kể từ ngày bị xử phạt lại vi phạm tiếp. Trường hợp quyết định xử phạt của người có thẩm quyền không ghi rõ lý do thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác minh rõ lý do của quyết định kỷ luật đó và lập thành biên bản để làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự;

     * Đã bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính. Nếu quân nhân đào ngũ đã bị xử phạt hành chính và buộc trở lại đơn vị nhưng cố tình không trở laị thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ;

  • Hành vi rời bỏ đơn vị đã gây hậu quả nghiêm trọng như: Gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng của các quân nhân khác, làm cho đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu hoặc đào ngũ khi đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác gây mất an toàn về tài sản, vũ khí, trang bị cho đơn vị…

Đội ngũ tư vấn của chúng tôi

Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Hà Ngọc Hạ
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Mai Đức Đông
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Duy Hạnh
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thành Đạt
Ls. Nguyễn Thị Yến
Ls. Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Tiến Hoàng
Nguyễn Tiến Hoàng
Ý kiến phản hồi -
Tên của bạn
Điện thoại
Email
Địa chỉ